Thực trạng công tác triển khai và lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam

Hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của các bên liên quan để xây dựng một dự thảo Nghị  định mới thay thế cho Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Dự kiến, Dự thảo Nghị định này sẽ sớm được trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới để kịp thời thực hiện kể từ 1/1/2018.

Hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Lợi ích to lớn hóa đơn điện tử mang lại

Nghị định mới ra đời nhằm mục đích thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành có lẽ là một trong những nghị định quan trọng nhất nhằm cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí thời gian, công sức, tiền bạc cho doanh nghiệp; tăng cường khả năng quản lý.

Hiện mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 4 tỷ hóa đơn, mỗi hóa đơn có thường có 2 – 3 liên. Chi phí cho mỗi hóa đơn là khoảng 800 đồng, tương ứng tổng chi phí cho toàn nền kinh tế dành riêng cho hóa đơn là khoảng 3200 tỷ đồng. Trong khi đó, hóa đơn điện tử (HĐĐT) không có liên và đơn giá mà Công ty Giải pháp hóa đơn điện tử Việt Nam VNIs đang cung cấp cho khách hàng trung bình là 300 đ/ hóa đơn. Như vậy với việc hướng đến bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trong doanh nghiệp số tiền tiết kiệm cho toàn nền kinh tế nhờ giảm thiếu chi phí giấy tờ, in ấn, công tác lưu trữ là rất lớn.

Bên cạnh đó, do công tác giao nhận chứng từ hoàn toàn bằng phương pháp điện tử, hóa đơn được lưu trữ tại nhiều địa điểm vật lý trong tối thiểu 10 năm – theo luật kế toán – sẽ hạn chế gần như hoàn toàn khả năng thất lạc, mất, hỏng hóa đơn. Đây vẫn luôn là một vấn đề đáng lưu tâm trong nghiệp vụ hóa đơn giấy truyền thống.

Có thể bạn quan tâm:

 

Áp dụng HĐĐT còn gặp nhiều khó khăn

Doanh nghiệp còn nhiều bỡ ngỡ khi triển khai hóa đơn điện tử (Nguồn: Internet)

Mặc dù đã có nhận thức rõ về những lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại, bên cạnh đó Bộ Tài chính cũng đã khuyến khích triển khai đến những doanh nghiệp lớn, song đến nay mới chỉ có khoảng 3.000 đơn vị áp dụng loại hình hóa đơn này chiếm 0.6% số doanh nghiệp và 10% tổng số hóa đơn toàn nền kinh tế.

Lý do doanh nghiệp chưa mặn mà với loại chứng từ kế toán điện tử này là do đây là loại hình hóa đơn mới, các kênh thông tin về hoá đơn điện tử đến với doanh nghiệp chưa rõ ràng; các yêu cầu khởi tạo, lập, sử dụng, bảo quản hóa đơn điện tử đều khá xa lạ so với hóa đơn truyền thống.

Để ghóp phần khắc phục vấn đề này, các nhà cung cấp như Công ty CP Giải Pháp Hoá Đơn Điện Tử Việt Nam (VNIs), VNPT, Viettel, đã phối hợp với các địa phương như Cục Thuế Cần Thơ, Hải Dương … để cung cấp thêm thông tin về loại hình hóa đơn mới này đến các doanh nghiệp. Ngoài ra các cung cấp cũng cam kết sẽ hỗ trợ tài liệu, đào tạo tối đa cho các doanh nghiệp khi triển khai hoá đơn điện tử.

Lộ trình dự kiến triển khai HĐĐT

Những quy định không phù hợp trong quá trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử sẽ được Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi tại Nghị định thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP đồng thời đặt ra lộ trình sử dụng cụ thể.

Theo đó,

Từ ngày 01/01/2018:

Các đối tượng sau sử dụng hóa đơn điện tử/hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Doanh nghiệp mới thành lập

Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử kể từ khi có mã số thuế và định kỳ thực hiện kết chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
  • Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.

Các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế gồm:

  • Doanh nghiệp mới thành lập nếu có nhu cầu (không bao gồm doanh nghiệp nêu trên);
  • Các doanh nghiệp, tổ chức đang mua hóa đơn của cơ quan thuế gồm: Doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro theo thông báo của cơ quan thuế và tổ chức, doanh nghiệp khác thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 01/01/2018 phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Thông báo của cơ quan thuế.

Từ ngày 01/01/2019: 30% các tổ chức, doanh nghiệp còn lại.

Từ ngày 01/01/2020:

  • 100% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Bắt đầu triển khai Hóa đơn điện tử cho các hộ kinh doanh có doanh thu/năm từ 3 tỷ trở lên.

Nguồn: vninvoice.vn

Thực trạng công tác triển khai và lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *