Mua bán hóa đơn giả đang là một vấn đề còn khá nhức nhối. Việc ngăn chăn còn gặp nhiều khó khăn bởi sự liều lĩnh làm ăn bất hợp phát của một số doanh nghiệp.
Năm 2016 ngành thuế đã chuyển 121 vụ mua bán, sử dụng hóa đơn giả cho công an điều tra. Dường như lương tâm của những Doanh nghiệp này còn chưa trong sạch dẫn tới rất nhiều những sai sót còn hiện hữu.
Nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng hóa đơn giả
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến Doanh nghiệp muốn hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoặc hợp lý hóa chi phí nhằm giảm thiểu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tình trạng này được hiểu như là không đăng ký thuế, hạch toán tính thuế thấp hơn so với thực tế, bỏ ngoài sổ sách kế toán, ngụy tạo việc mua hàng hóa, không tính thuế đối với hàng tiêu dùng nội bộ.
Nguyên nhân thứ hai là doanh nhân mua hóa đơn giả để hợp thức hóa đầu vào, ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh và cả chi phí không hề phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có chi phí “tiếp khách” của lãnh đạo doanh nghiệp, chi dùng cho cá nhân và gia đình chủ doanh nghiệp.
Xử lý mạnh với thị trường mua bán hóa đơn bất hợp pháp
Phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến mua bán hóa đơn bất hợp pháp thì Năm 2014 Bộ Tài Chính đã siết chặt quản lý. Tính đến nay vấn nạn này đã giảm đi đáng kể
Để chấm dứt nạn mua bán hóa đơn giả thì các cơ quan quản lý đã bổ sung hàng loạt hàng hóa, dịch vụ vào đối tượng không được hoàn thuế ví dụ như: trồng trọt, chăn nuôi, hải sản thủy sản chưa chế biến hoặc sơ chế. Đây là lĩnh vực mà còn nhiều kẽ hở mà đối tượng sẽ nhắm tới bằng cách xuất khẩu khống, hay xuất khẩu “ quay vòng”.
Việc giảm thiểu hoàn thuê giá trị gia tăng cùng với việc tăng khấu trừ, giảm hoàn thuế cũng khiến thị trường mua bán hóa đơn giả đã giảm đáng kể từ ngày 1/7/2016.
Khi bắt đầu ngành Thuế vào cuộc rà soát cẩn thận lại 60% số hồ sơ đề nghị hoàn thuế, nhưng con số đáng kinh ngạc ở đây là trong tổng số hồ so đã rà soát lại thì tổng số tiền hoàn thuế giá trj gia tăng đã giảm hơn 15.600 tỷ đồng số với năm trước. Mặc dù kim ngạch tăng 8,6% và nền kinh tế có thêm 110.200 doanh nghiệp thành lập mới cùng trên 1.200 lượt doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.
Có thể thấy khi không có sự ra soát chặc chẽ từ các cơ quan ngành thuế thì viêc lạm dụng hóa đơn giả của các doanh nghiệp còn co thể kinh khủng hơn thế.
Hệ quả của việc lạm dụng hóa đơn bất hợp pháp
- Trước tiên ta có thể thấy rõ được nguồn thu ngân sách của nhà nước đã bị thất thu một cách đáng kể.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng
- Và chính bản thân những doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả mạo cũng sẽ gặp vấn đề. Bởi khi bị phát hiện dù chỉ một tờ hóa đơn giả thì phía doanh nhân đó từ đối tượng thuộc diện hậu kiểm sẽ bị chuyển sang tiền kiểm.
- Dĩ nhiên con số phạt gian lận thuế sẽ là từ 1-3 lần, và sẽ bị truy thu số thuế còn thiếu.
- Sẽ ra sao nếu doanh nghiệp đó sẽ bị xếp vào hàng đối tượng có độ rủi ro cao và hàng năm cơ quan thuế sẽ ưu tiên “hỏi thăm”…
Giải pháp đưa ra cho doanh nghiệp
Đầu tiên vẫn sẽ là công tác tuyên truyền giúp doanh nghiệp hiểu được tác hại của việc sử dụng loại chứng từ chưa đầy đủ này.
Tiếp theo là tăng hình thức xử, mức xử phạt khi sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2015.
Sau đó sẽ là tăng cường thanh tra, kiểm tra với tỷ lệ ít nhất phải đạt 18-20% trong tổng số hơn 517.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Việc liên tục kiểm tra sẽ là hình thức răn đe để đẩy lui tệ nạn mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Và cuối cùng, cũng là giải pháp tối ưu hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp mà ngành thuế khuyến khích doanh nghiệp là sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Hoặc sử dụng máy thanh toán có kết nối với cơ quan thuế. Khuyến khích người tiêu dùng nên lấy đủ hóa đơn thanh toán khi mua hàng.
Nguồn: https://vninvoice.vn/
Công ty cổ phần giải pháp hóa đơn điện tử Việt Nam
Email: dungpa@vninvoice.vn
TP. Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa nhà Reeco, Số 98 Hoàng Ngân – Cầu Giấy – Hà Nội.
Hotline: 0942 39 88 55.
TP. HCM
Địa chỉ: P203 HUD Building, Số 159 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạch
Hotline: 0904 121 078.
Trả lời