Xu thế chủ đạo mà thương mại điện tử trong tương lai

Các chuyên gia thương mại khẳng định, năm 2018 chình là thời điểm vàng để tiến công thương mại điện tử bởi người tiêu dùng đã bắt đầu có thói quen mua sắm online.

Theo dự kiến, đến năm 2020 sẽ có khoảng 30% dân số Việt Nam tham gia mua sắm online với mức khoảng 350 USD/ người. Hai mảng là thương mại điện tử di động và thương mại điện tử định vị vẫn đang là xu thế chủ đạo với tổng mức bán lẻ toàn cầu chiếm tới 25%.

Nhiều ý kiến cho rằng để khai thác tiềm năng của thị trường thương mại điện tử thì điều kiện tiên quyết là xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây được đánh giá là mắt xích cần thiết và quan trọng nhất để thương mại điện tử Việt Nam phát triển.

Xu thế thương mại điện tử Việt Nam
Xu thế thương mại điện tử Việt Nam (Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng

Cục Thương mại điện tử và Kinh Tế số thuộc Bộ Công thương vừa có thống kê cho thấy mỗi người Việt Nam dành trung bình khoảng 3 giờ mỗi ngày và 25 giờ mỗi tuần để lên mạng. 1/3 trong số đó bỏ ra khoảng 160 USD/ người mỗi năm để mua sắm trực tuyến.

Các sản phẩm được mua bán online cũng rất đa dạng nhưng chiếm tỷ trọng hơn cả là trang phục, phụ kiện với 64%; tiếp đến là sách, nhạc và văn phòng phẩm chiếm 51%; 40% cho mặt hàng chăm sóc cá nhân,mỹ phẩm; tương tự đồ công nghệ, gia dụng cũng chiếm 40%…

Đây cũng là nguyên nhân mà hiện nay các kênh mua sắm trực tuyến phát triển không ngừng nhằm chiếm được “miếng bánh ngon” thương mại điện tử với nhiều thương hiệu có tiếng trước đó như Adayroi, Vatgia, Tiki…

Nguyên nhân khiến số lượng người mua sắm online tăng mạnh cả về lượng và mức chi là do sự phát triển của nền kinh tế khiến con người càng ngày càng bận rộn. Internet phát triển mạnh mẽ và Việt Nam luôn nằm trong top có thời gian sử dụng mạng tại Đông Nam Á.

Đó là chưa kể đến số lượng Smartphone mà 1 người sở hữu cũng tăng lên. Hiện nay mỗi người Việt trung bình sở hữu đến 1,3 chiếc điện thoại và 70% trong đó là Smartphone. Do có sẵn hạ tầng công nghệ, Việt Nam vẫn đạt khoảng 4 tỷ USD cho doanh mảng thương mại điện tử dù sự cách biệt giữa các địa phương vẫn khá lớn.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết trong thời gian gần đây các kênh thương mại điện tử bắt đầu nở rộ. Đặc biệt các kênh này cũng khá đa dạng với nhiều mô hình khác nhau như web bán hàng, mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử…

Thông qua đó, số lượng đơn đặt hàng thông qua các website của doanh nghiệp cũng tăng 30% trong giai đoạn 2012 – 2016. Đáng lưu ý có 76% web bán hàng có phạm vi trên toàn quốc, còn lại có phạm vi kinh doanh theo từng khu vực.

Ngoài đẩy mạnh kinh doanh thương mại điện tử, các ứng dụng thanh toán điện tử cũng cần được phát triển và mở rộng để tăng sự tiện lợi trong thanh toán cho người dùng. Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ, kết nối giữa các hạ tầng, dịch vụ như hóa đơn và chứng từ điện tử, logistics … cũng sẽ cần được cải thiện trong thời gian trước mắt. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở với phát triển thương mại điện tử.

Xem thêm:

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử (Nguồn: Internet)

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại điện tử

Theo Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam VIA, ông Vũ Hoàng Liên thì muốn phát triển thương mại điện tử một cách bền vững thì các khâu tiếp thị, bán hàng cần được đẩy mạnh. Chất lượng của các dịch vụ giao nhận hàng có tích hợp tính năng thành toán cũng cần nâng cao.

Bên cạnh đó uy tín được coi là chìa khóa để tăng sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều chuyên gia cho rằng hạ tầng phụ trợ cần được đẩy mạnh để thương mại điện tử có khả năng phát triển một cách đồng bộ hơn.

Đặc biệt hệ thống thanh toán phạm vi quốc gia cũng cần phải được hoàn thiện hơn. Điều này có vị trí quan trọng để đảm bảo mô hình thương mại điện tử có thể phát triển và sử dụng rộng rãi ở khắp các vùng miền.

Yếu tố thời gian cũng đáng được quan tâm. Các doanh nghiệp cần tính toán để đảm bảo thời gian tiếp nhận đơn hàng, đóng gói và các khâu hậu cần khác được diễn ra nhanh chóng nhưng chất lượng của sản phẩm vẫn phải được đảm bảo đến tận khi giao cho người tiêu dùng.

An ninh thương mại điện tử cũng cần được thắt chặt để có thể đảm bảo an toàn cho cả người bán lẫn người mua. Chính vì thế việc thiết lập hệ thống giám sát, quản lý giao dịch điện tử có kết hợp các chứng từ, giấy tờ điện tử là cần thiết. Khâu này sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề tranh chấp đồng thời xử lý vi phạm, sai sót trong thương mại điện tử.

Hiện nay để hỗ trợ thêm cho thương mại điện tử, Bộ Công thương cũng đã phối hợp với các đơn vị để đưa hệ thống thanh toán thương mại điện tử Keypay ra triển khai. Hệ thống này được khẳng định sẽ đem đến nhiều tiện ích để phù hợp hơn với hoạt động của mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bên cạnh đó Bộ cũng đã có kế hoạch xây dựng Hệ thống quản lý chứng từ, hóa đơn điện tử nhằm giúp hoạt động lưu thông hàng hóa được minh bạch hơn. Kế hoạch này được hy vọng sẽ giúp tạo nền móng cho ngành thương mại điện tử phát triển trong tương lai.

https://vninvoice.vn

Xu thế chủ đạo mà thương mại điện tử trong tương lai
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *