Một số điểm đáng chú ý và lộ trình chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo dự thảo sửa đổi nghị định 51/2010/NĐ-CP

Trong thời gian qua, ngành thuế đã tích cực khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử (HDDT). Cùng với đó, cơ quan thuế (CQT) cũng đã ban hành, sửa đổi nhiều nghị định, thông tư đi kèm nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ việc triển khai hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp. Mới đây, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (TCT) đã ban hành dự thảo nghị định hóa đơn điện tử sửa đổi nghị định số 51/2010/NĐ, trong đó có một số vấn đề đáng lưu ý về đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử và hướng dẫn quá trình chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn giấy sang HDDT cho các doanh nghiệp. Dưới đây, Phần mềm hóa đơn điện tử VN-Invoice xin tóm tắt lại một số ý chính.

Xem thêmDự thảo nghị định sửa đổi nghị định 51/2010/NĐ Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Một số điểm đáng chú ý và lộ trình chuyển đổi theo dự thảo sửa đổi nghị định 51/2010/NĐ-CP
Một số điểm đáng chú ý và lộ trình chuyển đổi theo dự thảo sửa đổi nghị định 51/2010/NĐ-CP (Nguồn: Internet)

Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử

Theo điều 12 của bản dự thảo nghị định HDDT, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đều phải sử dụng hóa đơn điện tử:

  • Doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành nghề đặc thù (điện, nước, viễn thông, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm, y tế) và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thực hiện giao dịch với CQT bằng phương tiện điện tử sử dụng hoá đơn điện tử không có mã xác thực của cơ quan thuế (trừ trường hợp đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã của CQT)  khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế, hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên, Hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu năm trước liền kề dưới 3 tỷ đồng đăng ký tự nguyện áp dụng HDDT sử dụng HDDT có mã của CQT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu năm trước liền kề dưới 3 tỷ đồng đăng ký tự nguyện áp dụng HDDT thì sử dụng HDDT có mã của CQT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại, bán lẻ   hàng tiêu dùng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bán lẻ thuốc tân dược và các ngành nghề khác có doanh thu năm từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, trong khi chưa sử dụng HDDT có mã của CQT thì sử dụng hoá đơn in từ máy tính tiền hoặc thiết bị thanh toán có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với CQT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Xem thêm:

Hướng dẫn chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử
Hướng dẫn chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn, lộ trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử

Theo điều 38 của bản dự thảo nghị định hóa đơn điện tử hướng dẫn về việc xử lý chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang sử dụng HDDT như sau:

  • Những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử (có hoặc không có mã của CQT) trước khi nghị định này có hiệu lực tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đã phát hành.
  • Những đơn vị đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in hoặc đã mua hóa đơn của CQT để sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua trong thời gian 18 tháng và thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến CQT theo tháng. CQT có trách nhiệm số hóa dữ liệu này nhằm phục vụ việc tra cứu.
  • Những đơn vị thành lập trong khoảng thời gian 18 tháng kể từ khi nghị định này có hiệu lực, nếu vẫn không muốn sử dụng HDDT thì sử dụng hóa đơn mua của CQT và thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến CQT theo tháng.

Như vậy, theo nội dung bản dự thảo nghị định hóa đơn điện tử thay thế nghị định 51 nêu trên, về cơ bản các doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy (hóa đơn đặt tin, tự in) như hiện nay. Điều này, giúp doanh nghiệp giảm chi phí in, chi phí lưu trữ, hạn chế việc làm giả hóa đơn làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp; đồng thời trên dữ liệu hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp quản trị, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của mình được nhanh chóng, để đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời đáp ứng tối đa hóa doanh thu theo từng kỳ kinh doanh và CQT cũng dễ dàng quản lý, giảm thủ tục hành chính với doanh nghiệp, giúp việc kiểm soát và minh bạch hóa doanh nghiệp kinh doanh tốt và có gian lận về thuế.

Trường hợp doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy (nhưng chỉ trong thời gian 18 tháng kể từ khi nghị định này có hiệu lực) thì doanh nghiệp phải mua hóa đơn của CQT (không được đặt in, tự in) và hàng tháng phải gửi dữ liệu hóa đơn cho CQT. Qua đó có thể làm tăng thời gian thực hiện thủ tục hành chính giữa doanh nghiệp và CQT; CQT thường xuyên phải kiểm tra dữ liệu do doanh nghiệp chuyển về … điều đó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, với nội dung dự thảo nêu trên, doanh nghiệp cân nhắc việc sử dụng hóa đơn ngay từ khi ban đầu, để đảm bảo việc quản lý thuận lợi, phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

https://vninvoice.vn

Một số điểm đáng chú ý và lộ trình chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo dự thảo sửa đổi nghị định 51/2010/NĐ-CP
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *