Đề nghị xây dựng nghị định mới về hóa đơn điện tử

Sử dụng hóa đơn giấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cũng như bất cập trong việc thực hiện hóa đơn điện tử. Đồng thời, Bộ Tài chính dựa trên những ý kiến của các tổ chức, cá nhân để tiếp thu và chỉnh lý một số nội dung. Từ đó đã trình lên Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định mới về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ.

Bộ Tài chính trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014. Dưới đây là một vài ý chính trong tờ trình Chính phủ trong việc Quy định hóa đơn điện tử.

de nghi xay dung nghi dinh moi ve hoa don dien tu
Đề nghị xây dựng nghị định mới về hóa đơn điện tử (Nguồn: Internet)

Một số kết quả triển khai hóa đơn điện tử

Áp dụng hóa đơn điện tử do doanh nghiệp tự phát hành

Những doanh nghiệp đủ điều kiện quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì sẽ được tự phát hành hóa đơn điện tử. Để đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính đã khuyến khích doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn hóa đơn giấy và có sẵn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng loại hóa đơn này.

Sau một thời gian triển khai hóa đơn điện tử, doanh nghiệp và các tổ chức đều công nhận lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại. Hiện nay có hơn 600 doanh nghiệp thực hiện hóa đơn điện tử. Và số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng khoảng 277,98 triệu hóa đơn.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử ngày càng nhiều nhưng chủ yếu tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, ít rủi ro cũng sử dụng loại hóa đơn này trong hoạt động kinh doanh.

Triển khai hóa đơn điện tử có mã cơ quan Thuế

Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, dữ liệu hóa đơn trên phần mềm được truyền thẳng về hệ thống của cơ quan thuế. Từ đó, công tác quản lý thuế được hiệu quả hơn, hạch toán, kê khai thuế đảm bảo chính xác hơn.

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Giảm thời gian làm thủ tục hành chính Thuế: việc đăng ký sử dụng, phát hành hóa đơn sẽ được thực hiện trên hệ thống máy tính. Từ đó, có thể rút ngắn thời gian đăng ký mẫu hóa đơn.

hoa don co ma xac thuc cua co quan thue
Hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế (Nguồn: Internet)

Giảm chi phí: với hóa đơn giấy thì doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để in ấn, đặt in hóa đơn, vận chuyển, chi phí lưu trữ hóa đơn. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp có số lượng lớn hóa đơn thì chi phí cho hóa đơn giấy sẽ rất lớn.

Hạn chế tình trạng làm giả hóa đơn: hóa đơn điện tử sẽ đi kèm với chữ ký số khi giao dịch, sử dụng hóa đơn. Và chữ ký số chỉ có một và duy nhất, khó có thể làm giả được. Từ đó góp phần ngăn chặn việc làm giả hóa đơn của nhiều doanh nghiệp.

Những tồn tại, bất cập việc thực hiện hóa đơn điện tử

Sau khi nghị định số 51/2010/NĐ-CP và nghị định số 04/2014/NĐ-CP được ban hành. Bộ Tài chính và ngành thuế đã thực hiện triển khai hóa đơn điện tử và áp dụng đối với doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính cũng thấy được bất cập, hạn chế của hóa đơn điện tử.

Nhiều đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp mà thành lập doanh nghiệp xong nhưng không hoạt động kinh doanh. Do việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khá thuận lợi. Những đơn vị này hoạt động như doanh nghiệp nhưng thực tế là làm giả hóa đơn.

Có thể bạn quan tâm

Mặc dù nhận thấy được lợi ích của hóa đơn điện tử nhưng chưa có quy định bắt buộc doanh nghiệp chuyển dữ liệu hóa đơn về cơ quan thuế. Nên công tác quản lý thuế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt việc quản lý kê khai hóa đơn GTGT.

Bộ và Ngành quản lý thuế đã và đang triển khai đẩy mạng sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, hiện tại hóa đơn điện tử vẫn chưa đi sâu vào cộng đồng doanh nghiệp.

Đề nghị xem xét ban hành Nghị định thay thế

Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ xem xét ban hành Nghị định thay thế vào tháng 10/2017 và có hiệu lực vào 01/01/2018. Như vậy mới phù hợp với lộ trình thực hiện “phủ sóng” hóa đơn điện tử theo Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử.

nghi dinh thay the phu hop nghi quyet 36a ve chinh phu dien tu
Nghị định thay thế phù hợp Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử (Nguồn: Internet)

Về phía cơ quan thuế, Bộ Tài chính

  • Có quy trình phân công trách nhiệm các đơn vị trong cơ quan Thuế về việc quản lý và phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực.
  • Ban hành các quy định cấp phép tổ chức trung gian, các quy định kỹ thuật phục vụ kết nối đến hệ thống của cơ quan Thuế.
  • Xây dựng hạ tầng để tiếp nhận dữ liệu.
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử để cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu để áp dụng.

Về phía người nộp thuế

Về phía cơ quan khác của nhà nước

Chấp nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Đảm bảo công tác kiểm tra hóa đơn và doanh nghiệp không cần in ra hóa đơn giấy.

(Tài liệu: Tờ trình Chính phủ Đề nghị xây dựng nghị định: Đề nghị xây dựng nghị định thay thế nghị định thay thế nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ).

Nguồn: https://vninvoice.vn/

Đề nghị xây dựng nghị định mới về hóa đơn điện tử
Rate this post

Một bình luận cho “Đề nghị xây dựng nghị định mới về hóa đơn điện tử”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *